79 năm cách mạng tháng tám

SỬ DỤNG ALLOPURINOL AN TOÀN THEO KHUYẾN CÁO CỦA HSA (Health Sciences Authority)

Thứ hai - 26/08/2024 13:52

SỬ DỤNG ALLOPURINOL AN TOÀN THEO KHUYẾN CÁO CỦA

HSA (Health Sciences Authority)

 

Allopurinol là thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh gout, ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng trong các trường hợp sỏi thận và bệnh thận do acid uric.

Allopurinol làm giảm tổng hợp acid uric, dẫn đến giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.

Allopurinol là thuốc kê đơn, chỉ nên được sử dụng khi có sự giám sát của nhân viên y tế.

  • Những lưu ý khi sử dụng Allopurinol

- Phác đồ điều trị bằng allopurinol thường kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng để giảm nồng độ acid uric về mức mục tiêu và cải thiện triệu chứng. Bác sĩ cần giám sát nồng độ acid uric và hiệu chỉnh liều allopurinol từ từ. Khi khởi đầu điều trị bằng allopurinol, bệnh nhân có thể gặp nhiều cơn đau do gout hơn do tác dụng của thuốc, Do đó, bệnh nhân cần tiếp tục duy trì điều trị bằng allopurinol kể cả khi xuất hiện tình trạng này.

- Allopurinol tương đối an toàn nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn như tiêu chảy. Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hiếm gặp của allopurinol chủ yếu liên quan đến da, được gọi là Phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR), có nguy cơ đe dọa tính mạng. Do đó, bệnh nhân ghi nhận gặp SCAR cần được điều trị ngay lập tức tại bệnh viện.

  • Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của SCAR

- Các triệu chứng khởi phát của SCAR bao gồm các triệu chứng giả cúm, sau đó xuất hiện phát ban lan rộng gây đau và phồng rộp. Các triệu chứng khác bao gồm loét miệng, đau miệng, mắt đỏ hoặc cộm mắt.

- Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây trong vòng ba tháng đầu sử dụng allopurinol hoặc sau khi tăng liều. Các triệu chứng có thể xuất hiện độc lập và không đồng thời:

+ Sốt

+ Đau họng

+ Đau cơ

+ Loét miệng

+ Mắt đỏ hoặc có sạn

+ Ban đỏ hoặc tím lan rộng gây đau, tạo thành mụn nước và bong tróc da

- Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc SCAR, cần xử trí như sau:

+ Ngừng sử dụng thuốc

+ Chụp ảnh vùng phát ban cho bác sĩ.

+ Trao đổi ngay với bác sĩ về việc sử dụng allopurinol

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của SCAR để tiến hành xử trí y tế kịp thời. Phản ứng có hại trên da nghiêm trọng có thể ít gây nguy hiểm hơn nếu được phát hiện và điều trị sớm.

  • Các yếu tố nguy cơ gặp SCAR khi sử dụng allopurinol

Các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng không thể dự đoán và chưa có cơ chế rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ được xác định bao gồm:

- Người mang đột biến alen HLA-B*5801 có nguy cơ gặp các phản ứng trên da nghiêm trọng khi sử dụng allopurinol cao hơn.

- Sử dụng liều cao allopurinol khi khởi đầu điều trị.

- Có bệnh lý trên thận.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng allopurinol khi được kê đơn thuốc điều trị các bệnh lý khác hoặc cảm thấy bất thường.

  • Phân loại các SCAR

Các SCAR được ghi nhận liên quan đến allopurinol bao gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) và phản ứng do thuốc kèm theo tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS).

 

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)

Phồng rộp và bong tróc da, hình thành những vùng da thô ráp gây đau đớn trên niêm mạc miệng, mắt và cơ quan sinh dục.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)

TEN nghiêm trọng hơn SJS và gây tổn thương trên >30% diện tích da.

Phản ứng do thuốc kèm theo tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS)

DRESS ảnh hưởng tới da, các cơ quan nội tạng và huyết học. Các phát ban do DRESS thường lan rộng và ngứa. Hội chứng DRESS có thể ảnh hưởng tới gan, thận, sưng hạch bạch huyết do tăng bạch cầu.

Bệnh nhân gặp SJS hoặc TEN có tổn thương da lan rộng thường được điều trị như bệnh nhân bỏng. Các phản ứng trên da nghiêm trọng có thể dẫn đến nhập viện, gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong.

Các phản ứng trên da nghiêm trọng cũng được ghi nhận khi sử dụng các thuốc khác như thuốc kháng sinh và thuốc chống động kinh.

Nguồn tin: canhgiacduoc.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ chúng tôi

Bộ phận: Phòng Chăm sóc khách hàng
Điện thoại Điện thoại: 02603.833.232
Email ttytedakgleikt@gmail.com
Văn bản mới

Công văn số 2701/YTĐL-TCKT

báo giá lốp xe ô tô

Lượt xem:4 | lượt tải:3

Công văn số 2231/YTĐL-DS

mời báo giá in băng rôn

Lượt xem:5 | lượt tải:3

Công văn số 2645/YTĐL-KD

Mời báo giá thuốc

Lượt xem:11 | lượt tải:12

Quyết định số 3594/QĐ-BYT

Quyết định ban hành "Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"

Lượt xem:67 | lượt tải:44

Quyết định số 274/QĐ-YTĐL

Quyết định về việc biệt phái ông Nguyễn Công Toàn

Lượt xem:15 | lượt tải:14
Lịch khám bệnh
Khám sức khỏe  Thứ 2 - Thứ 6
S:7h00-11h00 C:13h-17h
Khoa Khám bệnh Thứ 2 - Thứ 6
S:7h00-11h00 C:13h-17h
mã QR code zalo - Bộ nội vụ
demo2
Thăm dò ý kiến

G. Nếu có nhu cầu khám, chữa bệnh tương tự, Ông/Bà có quay trở lại hoặc giới thiệu cho người khác đến không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây